- Xe đưa đón đời mới - Nước suối trên xe (Lavie) - Thuốc chống say, dầu gió, bông gạc, thuốc đau đầu, hạ sốt trên xe. - Hướng dẫn viên chuyên nghiệp nhiệt tình - Phí cầu cao tốc, bến bãi gửi xe. | - Ăn trưa tiêu chuẩn 120,000đ/người - Bảo hiểm mức tối đa 50,000,000đ/ng/vụ. - Vé tham quan các điểm. - Túi mua sắm. |
Giá trọn gói không bao gồm: Thuế VAT Đồ uống trong bữa ăn.
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
06h00 Xe và hướng dẫn viên AFC đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
8:00: Đoàn đến khu di tích, dâng hương và chiêm bái.
Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm là quần thể các công trình lịch sử - văn hoá gắn với cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm,[1][2] một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, trên quê nội (thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) và quê ngoại (thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) của ông. Ngày 7 tháng 1 năm 2016 (tức ngày 28 tháng 11 năm Ất Mùi), tại Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, UBND Thành phố Hải Phòng đã trọng thể kỷ niệm 430 năm ngày mất của ông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Chính phủ trao tặng. Đây là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của Hải Phòng sau danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được xếp hạng vào năm 2013
9:00: Đoàn lên xe về Đền Tranh dâng hương.
Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Một công trình làm nổi bật diện mạo thị trấn Ninh Giang trước năm 1947 đó là ngôi đền uy nghi nằm ở phía Tây Bắc, nay nằm ở khuôn viên đơn vị công trình. Đền Tranh thờ thần và đặt trong khám và đây đó trên xà trên khung cửa được gắn những rắn thần bằng vải nhồi bong màu sặc sỡ, ban đêm được ánh điện soi sang lấp lánh cửa đồ thờ, hương án làm tăng thêm vẻ uy nghi vốn có của nơi thờ tự.
Trong dân gian truyền tụng là" đền thiêng lắm, linh ứng lắm, cầu gì được lấy"nên hang năm kỳ mở hội, khách thập phương từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định vv…
10:00 Đoàn lên xe về huyện Kinh Môn (Hải Dương), chinh phục 900m lên núi Yên Phụ vãn cảnh và chiêm bái Đền Cao Phụ - An Sinh Vương.
Ngôi đền uy nghi trên diện tích hơn 3 hec ta nằm trên đỉnh núi Yên Phụ, sau khi tản bộ 900m và 300 bậc đá, du khách sẽ đên quần thể đền Cao Phụ nằm uy nghi trên đỉnh núi
Theo thần phả, sắc phong và bia “Thần tích” của đền làng Tư Thế thì làng (xã) nơi đây xưa có tên “Tư Thế” là đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu-thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được nhân dân nơi đây thờ phụng làm Thành hoàng làng..
11:30: Đoàn về nhà hàng ăn trưa tại thị trấn Kinh Môn. Sau bữa trưa đoàn lên xe về Văn Miến Mao Điển (Cẩm Giàng, Hải Dương).
13:30: Đoàn đến Văn Miếu Mao Điền, dâng hương và vãn cảnh.
Văn miếu Mao Điền là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức thi đại khoa. Văn miếu Mao Điền nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía tây.
Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
15:00: Đoàn lên xe về chùa Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên).
15:30: Đoàn đến Chùa Nôm, dâng hương và vãn cảnh, chụp ảnh tại cây cầu đá cổ nối tiếng trong bộ phim ‘Thằng Bờm” hay tác phẩm hài mới nhất “không hề biết giận). Tham quan làng nôm cổ với cây đa giếng nước, mái đình...
Chùa Nôm – ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất Hưng Yên, thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa.
Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680.
17h30: Đoàn lên xe về Hà Nội. Về tới điểm hẹn đầu, chia tay đoàn và hẹn gặp lại chuyến đi sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phụ phí trẻ em: Dưới 5 tuổi miễn phí, từ 6 – 11 tuổi tính bằng 50% giá người lớn, từ trên 11 tuổi tính như giá người lớn.